Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến ngành hàng không

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến ngành hàng không

1404

Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng và nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam và cả thế giới. Hầu hết các ngành nghề thuộc mọi lĩnh vực khác nhau đều rơi vào tình trạng trì trệ, và ngành hàng không cũng không là ngoại lệ. Cùng bài viết đi tìm hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng nghiêm trọng mà ngành hàng không phải hứng chịu trong dịch Covid 19.

Trong suốt lịch sử phát triển thì thế giới đã phải trải qua nhiều dịch bệnh lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận hành chung của nền kinh tế và xã hội. Và từ cuối năm 2019 thì lại xuất hiện một dịch bệnh mới, bắt nguồn từ một thành phố của Trung Quốc và lan rộng một cách nhanh chóng ra nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới.

Sang đến năm 2020 thì sự nguy hiểm của dịch bệnh này đã ở mức báo động cao nhất, tất cả các quốc gia trên thế giới đều thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch Covid 19, từ lệnh cấm di chuyển cho đến các chiến dịch cách ly xã hội… Có thể nói, dịch Covid 19 là một dịch bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng chưa từng có, không chỉ gây hại đến tính mạng và sức khỏe con người mà còn làm trì trệ mọi hoạt động kinh tế - xã hội, nhiều ngành nghề bị gián đoạn hoạt động, trong đó có ngành hàng không.

Cụ thể do tất cả các quốc gia trên thế giới đều ban hành lệnh cấm di chuyển và không tụ tập đông người, vì thế các địa điểm giải trí và các khu du lịch đều gần như phải đóng cửa và tạm ngừng hoạt động. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến ngành vận tải trong đó có vận tải hàng không buộc phải hạn chế hoạt động. Và mức sụt giảm công suất hoạt động của ngành hàng không mà cụ thể là ngành hàng không của Việt Nam lên đến hơn 90%, các hãng hàng không ở Việt Nam chỉ còn hoạt động khoảng 2-5% năng lực. Các hãng hàng không từ Bamboo Airways, Jestar Pacific cho đến Vietjet Air hay Vietnam Airlines đều phải tạm dừng hoạt động, và chỉ thực hiện những chuyến bay hỗ trợ người Việt Nam hồi hương. Vì thế mà phần lớn nhân viên của các hãng hàng không đều phải nghỉ phép không lương. Tuy vậy nhưng để đảm bảo sự vận hành chung trong hoạt động của hãng thì các hãng hàng không vẫn phải chi trả các khoản chi phí khổng lồ. Cụ thể, dù không tiến hành các chuyến bay nhưng đội tàu bay vẫn phải nằm trên sân đỗ nên làm phát sinh chi phí về sân bãi, ngoài ra còn có chi phí về khấu hao, chi phí duy trì bộ máy, tiền thuê máy bay…

>>> Quy định chi tiết về thời gian khấu hao tài sản cố định

Chính vì những lý do trên mà tất cả các hãng hàng không đều báo lỗ trong báo cáo tài chính quý I và quý II của năm nay, thậm chí số lỗ này đã lên đến hàng nghìn tỷ đồng và đòi hỏi thời gian khôi phục tối thiểu phải 3 đến 5 năm.

Có thể nói, dịch bệnh Covid-19 đã thổi bay lợi nhuận và những thành quả trước đó của ngành hàng không. Và đến thời điểm hiện tại, khi dịch Covid-19 dần nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ Việt Nam thì các hãng hàng không mới có cơ hội để hồi phục dần sau cú sốc lớn này.

Xem thêm:

>>> Chương trình vé máy bay giá rẻ sau dịch Covid-19 của các hãng hàng không.

>>> Giải pháp phần mềm ERP BRAVO ứng dụng tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV