Vận tải đường bộ vẫn là hình thức vận tải phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay và cũng đang là hình thức quan trọng trong việc vận tải chung. Tuy là hình thức phổ biến nhưng không phải ai cũng năm rõ được cách tính cước phí vận tải đường bộ tại Việt Nam hiện nay. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng với các bạn tìm hiểu về vấn đề đó.
1. Cách tính giá cước vận tải đường bộ
Có 2 yếu tố chi phối tới cước phí vận chuyển đường bộ dù là phương tiện vận chuyển bằng đường bộ, dù là vận chuyển thường hay là chuyển phát nhanh. 2 yếu tố đó chính là: khối lượng hàng hóa và vùng trả hàng.
Mỗi yếu tố cấu thành lại có những cách thức tính cụ thể, với khối lượng hàng hóa trong vận chuyển đường bộ, có hai cách tính cơ bản như sau:
- Cách tính số 1: Tính khối lượng thực cho các hàng hóa nhẹ cân. Với những hàng hóa này thì công ty vận chuyển sẽ tiến hành cân hàng hóa đó.
- Cách tính số 2 được áp dụng cho các hàng hóa nặng, cồng kềnh. Với trường hợp này chúng ta cần áp dụng công thức: (Dài x Rộng x Cao) x 3/10000
Sau khi đã xác định được khối lượng hàng hóa cần vận chuyển thì đơn vị vận chuyển sẽ nhân với đơn giá của từng vùng trả hàng so với nơi gửi hàng để tính ra mức cước phí phù hợp.
2. Bảng giá cước vận tải đường bộ hiện nay
Một số quy định về cước tính vận chuyển hàng hóa đường bộ
- Cước vận tải hàng hoá bằng đường bộ qui định là mức cước tối đa và đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
- Quyết định về cước phí vận tải này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001 và thay thế Quyết định số 36/VGCP-CNTDDV ngày 08/5/1997 của Ban Vật giá Chính phủ. Quyết định số 13/1999/QĐ-BVGCP ngày 26/3/1999 của Ban Vật giá Chính phủ về bổ sung sửa đổi một số điểm tại Quyết định số 36/VGCP-CNTDDV ngày 08/5/1997 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Cụ thể bảng cước vận tải đường bộ hiện nay như sau:
>>> Tham khảo: Giải pháp Phần mềm ERP ứng dụng trong các doanh nghiệp vận tải, logicstics