Vùng biển của Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng khai thác, vì vậy mà Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Cùng bài viết đi tìm hiểu về chính sách phát triển kinh tế biển cho giai đoạn 2020 – 2025.
Việt Nam là đất nước có tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Đặc biệt, nhờ lợi thế về vị trí địa lý là nằm bên bờ Biển Đông, với đường bờ biển dài hơn 3000 km nên Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế rộng đến hơn 1 triệu km2, với trên 3.000 hòn đảo cùng 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Nguồn khoáng sản tài nguyên biển Việt Nam nổi tiếng về sự phong phú và đa dạng.
Để có thể tiếp tục khai thác tối đa và đảm bảo được sự phát triển bền vững của vùng biển Việt Nam thì Ban chấp hành Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ tám Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong Nghị quyết của Hội nghị này cũng đưa ra các chính sách, kế hoạch cụ thể về phát triển kinh tế biển trong giai đoạn 2020 – 2025. Các chính sách, kế hoạch này đưa ra các định hướng, chiến lược một cách toàn diện về các khía cạnh, từ giải pháp về quản lý vùng biển, phát triển khoa học - công nghệ, nâng cao đời sống nhân dân vùng biển… nhằm đảm bảo kinh tế biển được phát triển một cách hiệu quả nhất.
Và để phát triển kinh tế biển thì với mỗi ngành sẽ có những chính sách riêng và theo thứ tự ưu tiên sau, chú trọng đầu tiên là ngành Du lịch và dịch vụ biển, tiếp đó là Kinh tế hàng hải, Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác, Nuôi trồng và khai thác hải sản, Công nghiệp ven biển và cuối cùng là ngành Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.
Cụ thể, với ngành du lịch và dịch vụ biển thì nhà nước đề ra các chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp có hoạt động vận chuyển hàng hóa đường thủy. Đồng thời, khuyến khích phát triển công nghiệp theo “cụm”, nhằm mục đích tạo ra và quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng, tạo sự liên kết kinh doanh giữa các chủ hàng, chủ cảng, chủ tàu. Đồng thời, Chính phủ cũng đưa ra các chính sách về hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, các dịch vụ hậu cần cảng nhằm thu hút đầu tư để hình thành các trung gian phân phối gắn liền với cảng biển.
Và để ngành du lịch biển phát triển thì có chính sách yêu cầu việc kinh doanh du lịch biển phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy các giá trị văn hoá. Đồng thời, tăng cường năng lực tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn... để đảm bảo hoạt động du lịch có sự an toàn.
Hơn nữa, để tạo điều kiện nhằm thúc đẩy sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công cuộc phát triển kinh tế biển thì Chính phủ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ người dân ven biển khi chuyển đổi từ các hoạt động tác động tiêu cực đến biển sang các ngành nghề hướng tới bảo vệ biển.
Hàng hải là yếu tố gắn liền với dịch vụ biển. Vì vậy, Chính phủ cũng đưa ra chính sách nhằm hướng dẫn khai thác hiệu quả các cảng biển và dịch vụ vận tải biển, thông qua việc quy hoạch, khai thác một cách đồng bộ các cảng biển.
Và để kinh tế hàng hải phát triển thì cũng phải cần một chính sách về việc xây dựng hạ tầng logistics, để hoạt động lưu thông hàng hóa được thuận lợi.
Trong các tài nguyên biển thì không thể không nhắc đến dầu khí. Vì vậy mà Chính phủ cũng quan tâm đến hoạt động khai thác dầu khí và các tài nguyên, khoáng sản biển khác. Và để phát triển các hoạt động đó thì có chính sách ưu đãi với những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí và các khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị cao, có ý nghĩa chiến lược.
Với hoạt động nuôi trồng và khai thác hải sản sẽ được ưu đãi về thuế và hỗ trợ vay vốn để thực hiện chuyển từ nuôi trồng, khai thác theo phương thức truyền thống sang công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.
Với các ngành công nghiệp ven biển thì có chính sách về hướng dẫn quy hoạch, hướng tới các ngành công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường, phát triển hợp lý ngành cơ khí chế tạo, lọc hoá dầu, năng lượng, công nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ.
Và cuối cùng là ngành năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới thì chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy sự phát triển và mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo. Bởi đây chính là yếu tố đảm bảo sự phát triển lâu dài của con người.
Xem thêm:
>>> Bảng giá vận chuyển Container đường biển.
>>> Giải pháp ERP ứng dụng tại các đơn vị ngành khai khoáng.