Vinmart được biết đến như một chuỗi hệ thống bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, thuộc sở hữu của tập đoàn Vingroup. Tuy nhiên, trong thương vụ M&A mới nhất, Vinmart được xác nhận sẽ sát nhập vào Tập đoàn Masan. Cùng bài viết đi tìm hiểu những cơ hội cũng như thách thức mà hệ thống Vinmart sẽ phải đối mặt khi sát nhập vào Masan.
1. Giới thiệu về hệ thống Vinmart:
VinMart là hệ thống siêu thị thuộc sở hữu của tập đoàn VinGroup. Ra mắt lần đầu vào cuối năm 2014, nhưng Vinmart nhanh chóng mở rộng và nằm trong top các nhà bán lẻ uy tín và được người tiêu dùng quan tâm nhất.
Sang đến năm 2019, hệ thống VinMart đã mở rộng quy mô lên đến 111 siêu thị và hơn 1.800 cửa hàng VinMart+ trên hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam, tăng trưởng doanh thu từ 80-100% mỗi năm. Trong quá trình hoạt động, thì Vinmart đã hoàn thành nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập để mở rộng hệ thống của mình, điển hình là thương vụ mua lại chuỗi 23 siêu thị Fivimart.
Hệ thống VinMart cung cấp đa dạng các sản phẩm từ thực phẩm tươi sống, thực phẩm sơ chế đến quần áo, mỹ phẩm, đồ gia dụng, văn phòng phẩm, đồ chơi…
2. Những cơ hội và thách thức của hệ thống Vinmart khi sáp nhập vào Masan:
Một thương vụ M&A đình đám vào cuối năm 2019, là thương vụ sát nhập hệ thống Vinmart vào tập đoàn Masan. Thương vụ này có sự tác động to lớn tới cả hai phía. Cụ thể về phía hệ thống Vinmart, thì sẽ được kế thừa những cái có sẵn từ Vingroup và hưởng thêm những thành tựu từ Masan.
Sau khi sát nhập thì chắc chắn hệ thống Vinmart sẽ ưu tiên bày bán các sản phẩm của Masan. Đây là một trong những yếu tố cơ hội có thể gián tiếp giúp hệ thống Vinmart tăng doanh thu. Bởi hầu hết các loại thực phẩm mà người tiêu dùng lựa chọn để phục vụ cuộc sống hàng ngày đều là sản phẩm của Masan.
Hơn nữa, khi sát nhập Vinmart vào Masan thì đã giúp rút ngắn quy trình từ sản xuất đến tiêu thụ. Bởi một phần các sản phẩm mà Vinmart bày bán được chính Masan sản xuất, như vậy toàn bộ chi phí trung gian mà Vinmart phải bỏ ra để có được các sản phẩm đó sẽ là thấp hơn rất nhiều so với trước đây. Đồng thời, thời gian để có được hàng hóa sẵn sàng cho việc bán hàng của Vinmart cũng được giảm thiểu đáng kể, bỏ bớt được các khâu vận chuyển trung gian qua các bên thứ 3.
Và khi Vinmart sát nhập với Masan thì cơ hội là sức cạnh tranh của hệ thống bán lẻ này được gia tăng, nhờ một phần được đảm bảo uy tín từ thương hiệu Masan với các sản phẩm là thực phẩm.
Bên cạnh những cơ hội nhận được khi sát nhập với Masan thì hệ thống Vinmart cũng phải đối mặt với những thách thức nhất định. Khi có thay đổi về chủ sở hữu thì chắc chắn những đường lối, chiến lược kinh doanh sẽ có sự thay đổi nhất định. Nghĩa là Vinmart sẽ phải trải qua một khoảng thời gian “quá độ” khi Masan tiếp nhận quản lý điều hành hệ thống Vinmart. Và sự chuyển đổi này chắc chắn ít nhiều sẽ làm cho kết quả hoạt động của Vinmart chững lại trong một khoảng thời gian nhất định.
Hơn nữa, Masan là doanh nghiệp chuyên về sản xuất hơn là phân phối. Vì vậy nếu không có chiến lược đúng đắn thì kết quả của hệ thống Vinmart sẽ khó có bước đột phá mới.
Có thể nói, bất kỳ một sự thay đổi nào đều có tác động hai mặt. Mặc dù trong ngắn hạn hệ thống Vinmart có thể sẽ bị ngưng trệ trong kết quả kinh doanh, nhưng tương lai dài hạn thì sự sát nhập này, có thể tạo ra bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của hệ thống Vinmart.
Xem thêm:
>>> Thông tin về siêu thị Vinmart.
>>> Phần mềm quản lý bán lẻ BRAVO dành cho chuỗi cửa hàng, siêu thị.