Sau khi có quyết định tạm giam liên quan đến hành vi “thao túng thị trường chứng khoán” của ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC thì hàng loạt cổ phiếu liên quan đến họ nhà FLC chìm tới vực sâu chạm đáy.
Cổ phiếu FLC trong phiên ngày 29/3.
Trong ngày 29-3, nhiều nhà đầu tư phải bán tháo nhiều mã cổ phiếu FLC khiến lao dốc mạnh. Trong đó mã FLC (Tập đoàn FLC) bị rớt xuống kịch sàn cán mốc 12.650 đồng/cổ phiếu, tương đương giảm hơn 13% giá trị chỉ trong hai phiên. Đây là mức âm xấp xỉ 44% kể từ khi lập đỉnh 22.550 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 1/2022
Cùng hoàn cảnh với người anh em, mã ROS (Xây dựng FLC Faros) cũng lâm vào cảnh tương tự, khi bị "lau sàn" ở giá 8.160 đồng/cổ phiếu (-13% sau hai phiên). Trước đó, ngay đầu năm, mã ROS từng được săn đón như "ngôi sao sáng" cán mốc 16.000 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên ở một chiều hướng khác, trong lúc nhiều nhà đầu tư muốn bán tháo cổ phiếu "họ FLC" bằng mọi cách, thì có những người lại chờ cơ hội mua vào khi các mã chạm đáy. Anh Thắng, một nhà đầu tư có tiếng trong thị trường bất động sản cho biết: "Chờ mã FLC rớt xuống dưới mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu - PV) thì tôi sẽ cân nhắc lên tàu".
Trong phiên ngày 29-3, chỉ tính riêng hai mã FLC và ROS đã có tổng cộng hơn 188 triệu cổ phiếu bị chất bán giá sàn, với giá trị tương đương hơn 1.280 tỉ đồng. Biến động của cổ phiếu FLC khiến nhiều mã khác của các đơn vị có liên quan cũng bị “vạ lây”, đặc biệt là cổ phiếu của những ngân hàng là chủ nợ của Tập đoàn do tâm lý lo ngại mức tăng trưởng nợ xấu.
Cổ phiếu FLC trong phiên ngày 04/4.
Trước đó, vào chiều tối 1/4, ông Đặng Tất Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) bất ngờ có văn bản đến các cơ sở, bộ ngành có liên quan đề nghị kiểm tra giao dịch đột biến trong ngày 1/4 đối với cổ phiếu FLC và có các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư. Tưởng rằng đề nghị xem xét bất thường sẽ tiếp tục tạo ra cơn sóng dữ cho các mã cổ phiếu FLC, nhưng ngay sau đó vào ngày 4/4 cổ phiếu FLC đã có chiều hướng phục hồi trở lại. Đồng loạt các mã cổ phiếu “họ FLC” như: FLC, ROS, HAI, ART, AMD, KLF đồng loạt tăng hết biên độ và đến cuối phiên giao dịch trắng bên bán, trong khi vẫn còn lệnh đặt mua giá trần hàng triệu đơn vị. Chi tiết, FLC và ROS đạt được trạng thái tăng ngay đầu phiên, lần lượt tăng trần lên 11.600 đồng và 7.400 đồng/cổ phiếu. HAI tăng trần 7% lên 5.820 đồng; AMD tăng trần 7% lên 6.130 đồng; KLF tăng trần 9,1% lên 6.000 đồng và ART tăng trần 9,1% lên 9.600 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu FLC trong phiên ngày 12/4.
Mới đây, hàng loại mã cổ phiếu “họ FLC” bị cắt vay ký quỹ vì vậy nhà đầu tư không thể dùng đòn bẩy tài chính bằng cách vay tiền từ công ty chứng khoán để mua cổ phiếu. Theo đó hàng loạt mã cổ phiếu FLC bị trắng bên mua.
Tiêu biểu là mã FLC (Tập đoàn FLC), phiên ngày 12/04 đã bị lao xuống giá sàn 9.040 đồng/cổ phiếu, tương đương giảm 60% kể từ mốc đỉnh (22.550 đồng/cổ phiếu, phiên 7-1).
>>> Tham khảo: Tính năng công bố thông tin tại các Công ty quản lý Quỹ trên phần mềm BRAVO