Giá nông sản gần đây có xu hướng tăng trở lại

Giá nông sản gần đây có xu hướng tăng trở lại

971

Nông sản là một trong những mặt hàng thiết yếu nhất với con người, vì vậy mà giá cả của nông sản luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Cùng bài viết đi tìm hiểu về tình hình tăng giá gần đây của các mặt hàng nông sản.

Nông sản là mặt hàng thiết yếu với đời sống con người, không chỉ đóng vai trò cơ bản là nguồn lương thực mà nông sản cũng là nguồn giúp tạo ra thu nhập chính với nhiều hộ gia đình. Chính vì vậy mà sự biến động về giá cả của các mặt hàng nông sản gắn liền và có quan hệ trực tiếp không chỉ với tình hình kinh tế mà còn cả xã hội.

Cụ thể, trong những giai đoạn mà xã hội có nhiều biến động như phát sinh các bất ổn hay căng thẳng chính trị, hoặc xuất hiện các dịch bệnh thì càng thể hiện vai trò thiết yếu của nông sản. Một minh chứng điển hình là trong khoảng thời gian cuối năm 2019 cho đến năm 2020, khi mà dịch bệnh Covid 19 ngày càng lan rộng và có diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia thì đã tạo ra tâm lý lo sợ trong cộng đồng. Khi đó chính những sản phẩm thiết yếu, đảm bảo cho sự sống còn của con người lại được coi trọng hơn bao giờ hết. Vì thế mà trong khoảng thời gian này thì các mặt hàng nông sản được tiêu thụ mạnh và có xu hướng tăng giá. Thậm chí còn xuất hiện tình trạng tích trữ lương thực, vì thế mà các mặt hàng nông sản được bày bán nhanh chóng hết hàng. Và chính vì nhu cầu tăng đột biến mà nguồn cung vẫn không có quá nhiều thay đổi nên giá của các mặt hàng nông sản bị đẩy lên, thậm chí đến mức nhà nước phải can thiệp để giữ sự bình ổn giá trên thị trường.

Một nguyên nhân của xu hướng tăng giá gần đây của nông sản nữa là sự xuất hiện của dịch tả lợn Châu Phi. Vì vậy mà đã làm thịt lợn từ một mặt hàng được tiêu thụ nhiều bị khan hiếm về nguồn cung và cầu cũng bị giảm sút do lo ngại về an toàn thực phẩm. Khi đó người tiêu dùng buộc phải tìm các sản phẩm thay thế, trong đó có các mặt hàng nông sản.

Dù dịch bệnh Covid 19 đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế, tuy nhiên nhờ Việt Nam đã ký kết thành công các hiệp định thương mại trước đó nên hoạt động xuất khẩu dù bị chậm lại nhưng vẫn được diễn ra. Thậm chí trong khoảng thời gian khó khăn đó nhưng Việt Nam vẫn thành công đưa một số mặt hàng nông sản xuất khẩu ra các thị trường mới, điển hình là vải thiều của Việt Nam được bày bán lần đầu tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, còn do ở một số quốc gia khác thì mùa vụ sản xuất vừa kết thúc (ví dụ như ở Mỹ vào cuối năm 2019) hoặc do ảnh hưởng từ thiên tai (mà cụ thể là hạn hán nghiêm trọng tại Thái Lan) mà sản lượng nông sản thu được bị giảm đáng kể, nhờ vậy mà hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam được đẩy mạnh và chiếm ưu thế. Nước ta đã chủ động và tìm kiếm được thêm nhiều cách thức vận chuyển mới cũng như thị trường tiêu thụ mới nên hoạt động xuất khẩu nông sản vẫn khá ổn định. Chính những lý do trên đã giúp cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn phát triển ổn định, nhờ đó mà giá cả của nông sản cũng trong xu hướng đi lên, thậm chí có những thời điểm tăng mạnh.

Xem thêm:

>>> Ý nghĩa của chứng nhận tiêu chuẩn VietGap.

>>> Giải pháp Phần mềm ERP - Quản trị tổng thể các doanh nghiệp