Những năm gần đây, thị trường ô tô tại Việt Nam bắt đầu phát triển sôi động. Theo số liệu thống kê của JATO có trụ sở tại Anh với dữ liệu từ 52 quốc gia trên thế giới, lượng tiêu thụ toàn ngành ô tô năm 2016 đạt 84,24 triệu xe, tăng 5,6% so với 2015. Trong đó mức tăng trưởng của thị trường ô tô tại Việt Nam trong 2016 là 27.1% cao thứ 2 thế giới sau Singapore. Mức số liệu này cho thấy Việt Nam là một thị trường tiêu thụ ô tô vô cùng tiềm năng. Cộng thêm đó là tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng giao thông đang được chú trọng đầu tư, Việt Nam đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư vào thị trường ô tô, các công ty phân phối - sản xuất bắt đầu tăng trưởng mạnh.
Dưới góc độ của người tiêu dùng, mấy ai có thể biết được nếu không đóng thuế, phí thì chiếc ô tô mà họ mua có giá trị thực là bao nhiêu?
Giá vốn hay giá trị thực của 1 chiếc xe là mức giá mà doanh nghiệp sản xuất bán cho công ty phân phối. Và giá bán cho người tiêu dùng chính là giá mà công ty phân phối cộng tất cả các khoản phí bao gồm: Giá vốn + Thuế, phí + Chi phí bán hàng + Lợi nhuận của Doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng và lợi nhuận là những yếu tố được tùy biến theo mục tiêu, tình trạng sử dụng của từng doanh nghiệp.
Theo các văn bản pháp luật hiện hành mới nhất, hiện nay một chiếc ô tô tại Việt Nam phải gánh chịu những khoản thuế, phí sau:
1. Những loại thuế nhập khẩu ô tô tại Việt Nam:
- Thuế nhập khẩu linh kiện với xe lắp ráp trong nước (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 10 – 30%; hoặc thuế nhập khẩu nguyên chiếc (đơn vị nhập khẩu đóng, tính vào giá xe): 50 – 70% tùy loại.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: 40-60%, tùy theo dung tích xe.
2. Các loại thuế, phí khác cho một chiếc ô tô tại Việt Nam:
- Thuế Giá trị gia tăng (VAT): 10%.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 22%.
- Phí trước bạ: 10 – 15%, tùy thành phố.
- Phí cấp biển số: 2 – 20 triệu đồng (HN và Tp.HCM).
- Phí đăng kiểm: 240.000 đồng – 560.000 đồng (một lần kiển định).
- Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật: 50.000 đồng – 10.000 đồng (một lần cấp).
- Phí sử dụng đường bộ: Có 2 loại phí sử dụng đường bộ, là phí thu qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ôtô lưu hành qua, và phí bảo trì đường bộ với mức 130.000 đồng đến 1.430.000 đồng một tháng tùy theo tải trọng xe.
- Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
- Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc).
- Phí xăng dầu.
- Phí thử nghiệm khí thải.
- Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu.
- Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Với lượng kiến thức bổ sung trong bài viết, người tiêu dùng có thể hiểu rõ bản chất giá trị của một chiếc xe để có thể trở thành một người tiêu dùng thông thái và có sự lựa chọn tốt nhất cho mình.
>>> Phần mềm Kế toán quản trị BRAVO dành cho các doanh nghiệp.