Thời gian gần đây, chủ đề nóng trên các trang báo mạng, các diễn dàn hay trong câu chuyện bên ly café có lẽ là việc thuế suất ô tô giảm, hay việc các doanh nghiệp trong nước đang dần muốn lấn sân qua lĩnh vực này. Những người Việt chúng ta vẫn luôn mơ ước về chiếc ô tô nội địa. Vậy cùng tìm hiểu đôi điều về ngành công nghiệp lắp ráp ô tô Việt Nam.
1. Những sự thật đáng buồn về ngành công nghiệp lắp ráp ô tô ở Việt Nam
Các doanh nghiệp lắp ráp ô tô cần cam kết trong giấy phép đầu tư của mình là tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 30 đến 40% trong vòng 10 năm, tuy nhiên, họ đã không làm đúng các cam kết này.
Do sự “thất hứa” này nên tính đến thời điểm hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm của các doanh nghiệp ô tô ở Việt Nam chỉ đạt từ 2 đến 12%. Thêm vào đó, đáng buồn hơn là việc nội địa hóa lại chỉ dừng lại ở các công đoạn giản đơn trong quy trình sản xuất và lắp ráp. Tiêu biểu là quy trình sử dụng các linh kiện nội địa có giá trị thấp như săm, lốp, ắc-quy, dây điện, ghế...
Một câu hỏi đặt ra là: tại sao các nhà đầu tư lại thất hứa không làm đúng các cam kết đã ký. Thêm vào đó, chúng ta cũng không khỏi trăn trở với câu hỏi: “Định hướng chiến lược phát triển ngành ô tô nội địa và đi kèm theo nó là chính sách ưu đãi thuế quan nói trên để thực hiện mục tiêu nội địa hóa ngành ô tô có phải là sai lầm không?”
2. Công nghiệp lắp ráp – doanh nghiệp trong nước đã sẵn sàng
Tuy vẫn còn khá nhiều những thực trạng đáng buồn từ thực tế của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, phải công nhận rằng, các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực hết mình cho sự nghiệp này. Cụ thể là những ông lớn trong ngành đã có những động thái nhất định.
Với quyết tâm đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất mới của Mazda trong khu vực, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Thaco cho biết chiến lược đầu tư của Thaco là xây dựng hầu hết các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô mới cũng như các nhà máy sản xuất linh kiện, phụ tùng để gia tăng tỷ lệ nội địa hoá trên 40% với định hướng xuất khẩu ô tô với thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.
Không chỉ có Thaco vào cuộc, Hyundai Thành Công cũng đã có những động thái rất rõ ràng. Họ hợp tác với Tập đoàn Hyundai Motor Hàn Quốc mở rộng sản xuất lắp ráp xe du lịch Hyundai tại Việt Nam với công suất 40.000 xe/năm. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp những mẫu xe Hyundai có thể cạnh tranh với những thương hiệu khác đang chuyển dịch sản phẩm từ ASEAN vào Việt Nam.
Để biến giấc mơ của các doanh nghiệp Việt và người tiêu dùng Việt thành hiện thực thì đòi hỏi sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ các chính sách của nhà nước. Thêm vào đó, các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp cũng cần nỗ lực hơn nữa trong việc tối ưu hóa chi phí đầu vào, cung cấp linh kiện nội địa hóa với mức giá cạnh tranh so với nhập khẩu, góp phần giảm chi phí xe sản xuất lắp ráp trong nước.
Xem thêm:
>>> Mức thuế nhập khẩu ô tô mới nhất hiện nay
>>> Phân hệ phần mềm quản lý Máy móc thiết bị BRAVO 8R2