Việt Nam hiện có 49 cảng biển lớn nhỏ, trong đó có 10 cảng biển lớn được xem là cánh tay đắc lực trong ngành vận tải biển (theo số liệu được bộ giao thông vận tải đưa ra). Những cảng biển này có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hội nhập cùng thế giới. Bài viết dưới đây sẽ điểm danh những cảng biển có vị trí chiến lược quan trọng của nước ta hiện nay.
1. Cảng biển Hải Phòng
Hải Phòng luôn được biết đến là thành phố cảng, do vậy không có gì lạ nếu cảng biển Hải Phòng đứng đầu trong danh sách này vì nó có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất miền Bắc.
Hiện nay, cảng biển Hải Phòng được đầu tư với hệ thống thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn và phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế.
Những thông số kỹ thuật tại đây là: Cầu cảng ở đây dài 2.567 mét, diện tích kho 52.052 m2 và do đó hàng năm có thể xếp dỡ khoảng 10 triệu tấn hàng hóa.
Đây cũng là cảng biển được nhà nước quan tâm đầu tư để hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Cụ thể Bộ Giao thông Vận tải có kế hoạch sẽ nâng cấp, hoàn thiện các trang thiết bị và xây dựng 2 bến tại Đình Vũ để tàu 20.000 DWT có thể thuận tiện lưu thông, đưa năng lực thông quan lên tới 25 - 30 triệu tấn/năm. Nếu kế hoạch này được thực hiện khả thi, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào một càng biển lớn không chỉ trong nước mà còn của khu vực tại đây.
2. Cảng Vân Phong
Khánh Hòa cũng là tỉnh có đường bờ biển thuận lợi để hình thành các cảng biển lớn với vị trí thuận lợi cho giao thông. Cảng Vân Phong thuộc khu vực Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, là dự án cảng trung chuyển quốc tế (International Transshipment Port) lớn nhất Việt Nam.
Vân Phong theo các mắt của các nhà hoạch định hoàn toàn có tiềm năng lớn cho việc xây dựng một cảng trung tâm trong thời gian tới.
Cảng Vân Phong gồm hai khu bến: Khu bến Mỹ Giang nằm ở phía Nam Vịnh Vân Phong: chuyên dùng cho dầu và các sản phẩm dầu. Năng lực tiếp nhận tàu chở hàng lỏng đến 350.000 DWT và dự kiến vào năm 2020 là 400.000 DWT.
Hiện nay, Khu bến Dốc Lết, Ninh Thủy nằm ở phía Tây Nam Vịnh Vân Phong được dùng để chuyên cho hàng rời.
3. Cảng Hồ Chí Minh
Với vai trò là cửa ngõ của miền Nam, cảng Sài Gòn là một hệ thống các cảng biển tại TP. Hồ Chí Minh (Tân Cảng Cát Lái, Cái Mép, Hiệp Phước…). Ở đây các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đều diễn ra vô cùng sôi động.
Theo bảng xếp hàng vào năm 2015 thì cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh vinh dự được đứng trong top 25 cảng container của thế giới.
Cảng Sài Gòn đã có kế hoạch xây dựng thêm khu bến Cần Giuộc, Gò Công trên sông Soài Rạp, thuộc tỉnh Long An và Tiền Giang với mục tiêu là khu bến vệ tinh cho các khu bến chính bên trong cảng.
Trên đây là điểm danh 3 cảng biển lớn theo thứ tự từ Bắc vào Nam, ngoài ra Việt Nam còn rất nhiều cảng biển lớn khác tại các tỉnh như: Cảng Cửa Lò (Nghệ An), Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi), Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Cảng Đà Nẵng, Cảng Quy Nhơn (Bình Định)
Xem thêm:
>>> Thực trạng ngành công nghiệp đóng tàu tại Việt Nam
>>> Phần mềm ERP quản trị tổng thể dành cho các doanh nghiệp.