Những công việc cần chuẩn bị khi kinh doanh trà sữa

Những công việc cần chuẩn bị khi kinh doanh trà sữa

816

Trà sữa là một trong những thức uống được giới trẻ đặc biệt ưa thích. Vì vậy mà kinh doanh trà sữa cũng dần trở thành một xu thế kinh doanh tiềm năng. Cùng bài viết đi tìm hiểu về những công việc cần chuẩn bị khi bắt tay vào kinh doanh trà sữa.

Khi bắt tay vào kinh doanh bất cứ mặt hàng nào thì cũng đều cần phải xây dựng được kế hoạch và có chiến lược kinh doanh rõ ràng. Đặc biệt với mặt hàng là trà sữa, bởi thị trường kinh doanh trà sữa có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vì vậy khi có ý định kinh doanh trà sữa thì cần phải thực hiện các công tác chuẩn bị sau:

Bước đầu tiên là phải xác định được phân khúc khách hàng.

Đối tượng khách hàng sẽ quyết định đến các yếu tố khác như: giá cả, loại sản phẩm, cách thức tiếp cận,… Vì mỗi nhóm khách hàng sẽ có những thị hiếu và đặc điểm tiêu dùng khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Nếu đối tượng hướng đến là học sinh, sinh viên thì ưa thích không gian của quán đẹp để check in, tụ tập với bạn bè, đồng thời hướng đến những thương hiệu trà sữa tầm trung, giá cả phải chăng.
  • Còn nếu khách hàng là các cặp đôi và gia đình thì đặc điểm là thường tập trung vào các ngày nghỉ, linh hoạt về giá cả.

Bước thứ hai: Xác định nguồn vốn để kinh doanh.

Có thể nói, nguồn vốn là yếu tố quyết định đến việc các kế hoạch có được triển khai trên thực tế hay không. Khi đi xác định nguồn vốn phục vụ cho việc kinh doanh trà sữa thì cần tính toán đến các chi phí sau:

  • Chi phí cho việc thuê mặt bằng;
  • Chi phí để thiết kế, sửa sang nội thất, không gian quán;
  • Chi phí về máy móc, trang thiết bị;
  • Các chi phí về tiền lương thuê nhân viên, tiền điện nước, và các chi phí khác…
  • Các chi phí đầu tư cho hoạt động marketing,...

Bước thứ 3: Chuẩn bị về thực đơn cho quán.

Trong bước này thì cần đi tìm hiểu, học hỏi về các đồ ăn, thức uống mà quán sẽ kinh doanh, đó sẽ là cơ sở để có kế hoạch tìm kiếm nguồn nguyên liệu phù hợp. Đồng thời, cũng nên căn cứ vào phân khúc khách hàng mà quán hướng đến để đưa ra menu phù hợp.

Bước thứ 4: Lựa chọn địa điểm của quán.

Địa điểm của quán trà sữa là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tình hình kinh doanh của quán. Minh chứng điển hình là một quán trà sữa không bao giờ đặt địa điểm kinh doanh gần các khu chợ hoặc các quán cơm bình dân. Vì vậy mà dễ thấy là các quán trà sữa thường ở gần trường học hoặc khu vực đông dân cư như các khu chung cư, các tụ điểm vui chơi giải trí.

Bước thứ 5: Lựa chọn hình thức kinh doanh của quán.

Có thể lựa chọn kinh doanh theo hình thức nhượng quyền hoặc tự xây dựng thương hiệu riêng.

Việc lựa chọn kinh doanh theo hình thức nhượng quyền sẽ có lợi thế về mặt thương hiệu, dễ dàng thu hút được khách hàng, tuy nhiên chi phí là không hề rẻ. Còn việc tự xây dựng thương hiệu thì lại khó khăn trong bước đầu thu hút được khách hàng, tốn kém về chi phí marketing.

Bước thứ 6: Thiết kế quán. Có thể tự thiết kế hoặc thuê ngoài. Việc thiết kế quán sẽ dựa trên ý tưởng đã có sẵn, lấy cơ sở từ nhóm khách hàng mà quán hướng tới.

Bước thứ 7: Chuẩn bị về máy móc thiết bị, nguyên vật liệu.

Các loại máy cơ bản cần có: Máy dập nắp, Bình ủ trà, Nồi nấu trà, Máy xay, Máy làm lạnh, Máy định lượng đường. Đó là những thiết bị mà bắt buộc quán trà sữa nào cũng cần có để phục vụ cho việc kinh doanh.

Còn về nguyên liệu pha chế thì sẽ gồm: Trà, các loại hương liệu, topping,…

Để đảm bảo chất lượng của trà sữa thì nên chọn các nhà cung cấp uy tín và nguồn gốc xuất xứ của máy móc, nguyên vật liệu đầu vào rõ ràng.

Để hoạt động kinh doanh là hợp pháp và được diễn ra ổn định thì cần phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho việc kinh doanh của quán.

Bước thứ 8: Công tác chuẩn bị nhân sự. Thông thường nhân sự của quán trà sữa thường là các bạn học sinh, sinh viên làm bán thời gian. Tuy nhiên cũng cần có nhân viên chính, có kiến thức về việc pha chế trà sữa và quản lý chung việc kinh doanh quán.

Bước cuối cùng: Đồng thời triển khai các chương trình marketing cho quán, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của quán trà sữa được duy trì ổn định và mở rộng hơn. 

Xem thêm:

>>> Trà sữa trở thành trào lưu kinh doanh tại Việt Nam.

>>> Phần mềm quản lý bán lẻ (POS) dành cho chuỗi cửa hàng hiệu quả.