Chúng ta vẫn thường nghe nhiều đến 2 khái niệm là doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại. Vậy doanh nghiệp thương mại là những doanh nghiệp như thế nào và nó có những đặc điểm, tính chất gì nổi bật để phân biệt rõ với doanh nghiệp sản xuất. Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
1. Doanh nghiệp thương mại là gì?
Có nhiều định nghĩa về doanh nghiệp thương mại, nhưng có thể hiểu đơn giản: “Doanh nghiệp thương mại là một đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại”.
Xét theo định nghĩa trên, thì một tổ chức kinh tế được xem là doanh nghiệp thương mại khi:
- Thứ 1: Phải được thành lập theo đúng luật định (áp dụng cho mọi doanh nghiệp)
- Thứ 2: Phải trực tiếp thực hiện chức năng thương mại với mục đích kiếm lời (phân biết rõ doanh nghiệp thương mại với các loại hình khác)
2. Chức năng của doanh nghiệp thương mại
- Thứ 1: Nó có chức năng phát triển các nhu cầu sử dụng về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Doanh nghiệp thương mại là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và thị trường tiêu dùng.
- Thứ 2: Nó có chức năng nâng cao chất lượng của sản phẩm thông qua việc tiếp thu ý kiến của khách hàng và đưa ra những sự thay đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Thứ 3: Một trong những chức năng vô cùng quan trọng của doanh nghiệp thương mại là giải quyết các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Bởi lẽ, chỉ có doanh nghiệp thương mại mới có thể tạo nên một dây chuyền hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả.
>>> Tầm quan trọng của mua hàng trong doanh nghiệp thương mại
3. Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại
Doanh nghiệp thương mại có những đặc điểm nổi bật sau:
- Đặc điểm về đối tượng lao động: là các sản phẩm hàng hoá hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh. Điểm mấu chốt khác biệt giữa doanh nghiệp thương mại và các doanh nghiệp khác là nó không tạo ra giá trị sử dụng và giá trị mới mà là thực hiện giá trị của hàng hoá, đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng
- Hoạt động: Việc phân công công việc và chuyên môn hóa trong các doanh nghiệp thương mại thường khá hạn chế so với doanh nghiệp sản xuất sở dĩ hoạt động của nó đều hướng tới khách hàng.
- Tính chất liên kết “tất yếu” giữa các doanh nghiệp thương mại: để hình thành nên ngành kinh tế - kỹ thuật, xét trên góc độ kỹ thuật tương đối lỏng lẻo nhưng lại rất chặt chẽ và nghiêm minh của hoạt động thương mại..
4. Các loại hình doanh nghiệp thương mại
Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp thương mại, dưới đây các loại hình thường gặp:
- Doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa: Với một số doanh nghiệp chuyên kinh doanh một loại hàng hóa – dịch vụ nhất định có công dụng trong đời sống và sản xuất thì được xếp vào loại này.
- Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp: Là khi doanh nghiệp đó kinh doanh nhiều loại hàng hóa có đặc điểm và tính chất khác nhau.
- Doanh nghiệp kinh doanh đa dạng hóa: Đây là các doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh hàng hóa đó.
Ngoài ra, các doanh nghiệp thương mại khi phân chia theo tiêu thức về chủ thể thành lập và quản lý thì gồm có:
- Các doanh nghiệp thương mại được thành lập và quản lý bởi các cơ quan nhà nước.
- Các doanh nghiệp thương mại được thành lập bởi các cá nhân, tổ chức thông thường.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp thương mại, sơ bộ đã cung cấp các thông tin để bạn có thể phân biệt nó với các hình thức doanh nghiệp phổ biến khác hiện nay.
Xem thêm:
>>> Thị trường bán lẻ thương mại điện tử tại Việt Nam
>>> Phần mềm ERP quản lý Doanh nghiệp thương mại hiệu quả